Thứ Tư, 27 tháng 9, 2017

Top 3 tiết mục thường được biểu diễn vào dịp Trung Thu

Top 3 tiết mục diễn Trung Thu
Tết Trung Thu là một trong nhưng dịp lễ hội truyền thống của Việt Nam. Mặc dù, ngày Tết Trung Thu chính xác là vào đêm rằm tháng tám Âm Lịch hằng năm. Tuy nhiên, không khí mùa lễ hội đã bắt đầu diễn ra từ hơn một tháng trước ngày này.
Khắp các con đường trên thành phố, những vỉa hè trống, những khoảng sân công viên trống dần dần được lắp đầy sắc đỏ của những sạp bán bánh Trung Thu. Khắp các ngõ phố, những cửa hiệu bán lồng đèn dành cho trẻ con cũng ngập tràn màu sắc và nhộn nhịp hơn bao giờ hết. Lồng đèn ông sao, lồng đèn bóng kiếng hình con gà, con thỏ, lồng đèn điện tử với hình búp bê, siêu nhân, các nhân vật hoạt hình lung linh như hút hồn bất cứ đứa trẻ nào chạy ngang qua.
Theo truyền thống văn hóa Việt, Tết Trung Thu là mùa lễ hội để phá cỗ, rước đèn, để gia đình quay quần bên nhau. Và nhất là, là mùa lễ hội mà trẻ em Việt Nam mong chờ nhất trong năm. Có thể nói, Tết Trung Thu cũng là dịp tết của Trẻ Em. Mùa này, nhiều tiết mục dành cho các em nhỏ cũng được tổ chức tại trường học, tại nhà văn hóa thiếu nhi nhằm phục vụ nhu cầu đưa con nhỏ đi chơi đêm trung thu của các bậc phụ huynh.
Tổng kết nhiều năm cho thấy, 3 tiết mục dưới đây là top 3 tiết mục văn nghệ thường được diễn vào đêm Trung Thu hằng năm:

#3 Hát tốp ca bài hát “ Chiếc đèn ông sao “

Đứng thứ ba trong bảng xếp hạnh chính là tiết mục múa hát “ Chiếc đèn ông sao”. Đây là sáng tác dành cho thiếu nhi nổi tiếng của nhạc sĩ “ Phạm Tuyên”. Bài hát với âm điệu vui nhộn, và đầy hình ảnh đặc trưng của đêm Trung Thu. Lời bài hát dễ nhớ nên được cả các em mẫu giáo từ 3-4 tuổi đến các em học sinh tiểu học đều thuộc và trình diễn được.
Hình ảnh chiếc đèn ông sao
Hình ảnh chiếc đèn ông sao gắn liền với ký ức tuổi thơ về Trung Thu của nhiều thế hệ
Trên sân khấu, tiết mục này thường được hát tốp ca. Các em nhỏ mặc trang phục dễ thương. Trang phục múa hát trong tiết mục này khá đa dạng : có thể là váy đầm tự do, cũng có thể là váy đồng phục cho cả nhóm. Một số tiết mục được đầu tư công phu hơn thì trang phục là áo yếm, váy tay cho bé gái và phục trang chú cuội như quần lửng, áo bà ba, dây vải cột ngang lưng cho bé trai. Các bé thường cầm đạo cụ là chiếc lồng đèn ông sao bằng giấy bóng kính màu đỏ, màu vàng hoặc dải ruy băng kim tuyến màu bạc, mô hình ngôi sao màu bạc, quạt nan…
Đây được xem là tiết mục không thể thiếu trong dịp Tết Trung Thu.
Xem thêm địa điểm cho thuê trang phục biểu diễn tại TPHCM.

#2 Diễn kịch và giao lưu chú Cuội - chị Hằng

Tiết mục giao lưu với chị Hằng và chú Cuội
Không thể thiếu hình ảnh chị Hằng và chú cuội trong mỗi dịp Tết Trung Thu
Đứng thứ hai trong bảng xếp hạng tiết tiết mục diễn kịch và giao lưu cùng chú Cuội – chị Hằng. Đây là tiết mục được các em nhỏ háo hức chờ đón. Trong tiết mục, các nhân vật sẽ tái hiện lại trên sân khấu cảnh chú Cuội ngồi gốc cây đa, chị Hằng Nga xinh đẹp ôm chú thỏ ngọc và kể về sự tích vì sao chú Cuội lại lên cung trăng. Trang phục đẹp nhất trong tiết mục này phải kể đến chính là của chị Hằng. Người diễn thường được mặc váy đầm dài, áo tay dài, rũ xuống hoặc đầm dài cách tân sặc sỡ. Màu được chọn thường là màu trắng hoặc bạc. Chi hằng thường được búi tóc cao, đội phụ kiện trang sức cho tóc với phong cách trông khá cổ trang. Tay chị Hằng ôm thỏ ngọc hoặc đôi khi là cầm thanh đũa có gắn ngôi sao lấp lánh trên đầu trông rất bắt mắt. Trang phục diễn của nhân vật chú Cuội tuy không lấp lánh bằng, nhưng lại vô cùng mộc mạc và thân thiện. Chú Cuội mặc phục trang màu nâu hoặc màu vàng, xanh, đỏ tùy theo lứa tuổi khán giả của tiết mục. Chú Cuội mặc quần dài tới bắp chân, áo tay dài gần giống áo bà ba, thắt lưng vải ngang bụng hoặc cột khăn trên đầu, tay chú cầm chiếc quạt phe phẩy.
Xem địa điểm cho thuê đồ chị Hằng chú Cuội tại HCM
Sau tiết mục kịch, chú Cuội và chị Hằng đôi khi sẽ ở lại trên sân khấu và giao lưu cùng các bé, hoặc dẫn chương trình cho buổi diễn hôm đó. Thông thường, người ta sẽ thông qua phần giao lưu này để dạy cho các bé những bài học đạo đức trong cuộc sống, giúp các bé trở thành những em bé ngoan hơn, vâng lời hơn và đáng yêu hơn sau những thông điệp nhỏ bé mà ý nghĩa ấy.
Tiết mục giao lưu với chị Hằng và chú Cuội
Tiết mục giao lưu với chị Hằng và chú Cuội thường được các em hưởng ứng rất nhiệt tình
Có thể nói, không năm nào mà tiết mục giao lưu cùng Chú Cuội, chị Hằng bị bỏ qua.

#1 Múa lân phá cỗ Trung Thu

Và tiết mục đứng đầu danh sách được mong chờ nhất trong mùa Trung Thu chính là múa lân phá cỗ. Đây là tiết mục hoành tráng nhất, sôi nổi nhất và cũng được đầu tư công phu gian lao nhất. Các đội múa Lân phải được tập dợt kĩ từ trước, với các động tác nhào lộn, đứng trên cột, uốn lượn. Khi lên sân khấu, phục trang của đội múa Lân cũng là nhóm phục trang cầu kì và hút mắt người xem nhất. Đầu Lân và thân Lân rực rỡ nhiều màu đỏ, vàng, lấp lánh kim tuyến bạc, lông vũ. Người múa Lân mặc những chiếc quần cùng tông màu và có đính lông để trông giống chú Lân nhất.
Múa Lân Sư Rồng
Không chỉ trẻ em mà người lớn cũng rất hào hứng với các tiết mục múa Lân Sư Rồng
Trên sân khấu, trong tiếng trống và tiếng chập chiêng rền vang. Các chú Lân vui vẻ nhảy múa, nhào lộn và phá cỗ Trung Thu. Đến phần trình diễn này thì dường như không bé nào có thể ngồi yên được nữa mà sẽ đứng lên nhún nhảy và hòa cùng nhịp hào hứng của tiết mục.
Múa Lân phá cỗ được xem là tiết mục đứng đầu và đánh dấu nét đặc sắc của các dịp Trung Thu hằng năm tại Việt Nam.
Xem cửa hàng cho thuê đầu lân tại TP. Hồ Chí Minh.

Trên đây là top 3 tiết mục văn nghệ được mong chờ nhất vào mùa Tết Trung Thu. Các tiết mục sẽ được diễn ra tại nhà thiếu nhi, trung tâm văn hóa, sân khấu lớn hoặc phố đi bộ Nguyễn Huệ thành phố Hồ Chí Minh. Vào một dịp đặc biệt như vậy trong năm, đừng ở nhà nhé. Hãy cùng gia đình và các bé ra ngoài, hòa cùng không khí sôi động của các tiết mục văn nghệ này nhé. Chúc bạn có mùa Trung Thu thật vui vẻ và ý nghĩa.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét